Kháng sinh, chất cấm: “Kẻ thù” của ngành chăn nuôi

Bàn về vấn đề phát triển ngành chăn nuôi, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát từng lo ngại tình trạng sử dụng kháng sinh quá mức và các chất cấm trong chăn nuôi sẽ phá vỡ ngành này trong thời gian tới.

an toàn thực phẩm
Ngành nông nghiệp đang tập trung bảo đảm an toàn thực phẩm qua chăn nuôi và giết mổ tập trung, có kiểm soát. Ảnh: VGP/Đỗ Hương

“Cấm” có lộ trình

Lo ngại việc sử dụng kháng sinh, chất cấm trong chăn nuôi cũng như nuôi trồng thủy sản sẽ ảnh hưởng đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như sức khỏe người tiêu dùng, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã chỉ đạo các đơn vị phải nhanh chóng xây dựng hành lang pháp lý để ngăn chặn và kiểm soát việc sử dụng theo hướng an toàn.

Nói về việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết trong Thông tư 81/2009/TT-BNNPTNT có 28 loại kháng sinh được phép sử dụng trong thức ăn chăn nuôi. Các nước khác cũng cho phép dùng kháng sinh, như Trung Quốc là 24 loại, Mỹ là 49 loại. Tuy nhiên, trong khi sử dụng người ta lại lạm dụng, sử dụng liều cao hơn. Hơn nữa, chúng ta đưa ra 28 loại kháng sinh được phép sử dụng, nhưng có những kháng sinh khác lại không cấm thì cũng đồng nghĩa với việc được phép sử dụng.

Theo ông Dương, việc người chăn nuôi đưa kháng sinh vào thức ăn chăn nuôi với mục tiêu phòng bệnh sẽ tạo ra nguy cơ mất an toàn thực phẩm rất cao. Tuy nhiên, việc bỏ sử dụng kháng sinh cần có lộ trình thích hợp vì ngay cả nước phát triển như Mỹ cũng dự kiến đến năm 2018 mới bỏ, còn Trung Quốc thì chưa đưa ra lộ trình.

“Hiện nay, mới có 11 nước trên thế giới không dùng kháng sinh vào kích thích tăng trưởng. Việt Nam không thể nhanh hơn các nước phát triển vì điều kiện chăn nuôi của chúng ta về chuồng trại, về vệ sinh chưa đạt yêu cầu như châu Âu nên nếu bỏ ngay bây giờ thì dịch bệnh sẽ xảy ra rất nhiều”, ông Dương khẳng định.

Trong cuộc họp sơ kết 6 tháng đầu năm về công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản mới đây, ông Dương đã nêu lên khó khăn trong quản lý chuyên ngành này. Tuy nhiên, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã đặt thẳng vấn đề “chúng ta vì lợn ít bệnh hay vì sức khỏe người dân”.

Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, nếu chưa thể cấm sử dụng được tất cả các loại kháng sinh thì cần cấm dần từng nhóm, nhất là nhóm kháng sinh cho người đang được sử dụng trong chăn nuôi.

Mạnh tay với các cơ sở vi phạm

Để ngăn chặn sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, ông Nguyễn Xuân Dương cho rằng cần đẩy mạnh lấy mẫu thịt, nước tiểu ở các lò mổ để kiểm tra, giám sát và ngăn chặn không cho bán ra thị trường nếu phát hiện thấy việc sử dụng chất cấm. Làm quyết liệt như vậy mới từng bước ngăn chặn được việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

Ở lĩnh vực thủy sản, ông Nguyễn Huy Điền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản đề xuất: “Phải tổ chức thanh tra đột xuất, còn báo trước thì khi thanh tra không thể tìm thấy dấu hiệu vi phạm. Về sử dụng kháng sinh trong thủy sản, khi tiến hành kiểm tra các đại lý thì không có nhưng khi kiểm tra các hộ nuôi vẫn có tình trạng cho trực tiếp vào ao nuôi. Cần quản lý từ gốc, không cho nhập khẩu các loại chất cấm, kháng sinh không có trong danh mục hoặc phát hiện ra sẽ xử phạt”.

Trước những tồn tại kể trên, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng, trong những tháng cuối năm, các đơn vị trực thuộc Bộ khẩn trương hoàn thiện các văn bản pháp quy để nâng cao chất lượng quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm và vật tư nông nghiệp.

Trong đó, tập trung xử lý những cơ sở xếp loại C sau tái kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở sử dụng chất cấm, kháng sinh trong chăn nuôi và thủy sản. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền để có được sự tham gia của người dân nhằm phát hiện những mặt hàng nông sản có nguy cơ cao.

“Phải làm cho những nỗ lực của ngành có hiệu quả mà cụ thể phải tạo ra sự chuyển biến trên thực tiễn trong bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm nông lâm thủy sản và chất lượng vật tư nông nghiệp. Trong đó, trọng tâm là phải thực thi các văn bản pháp quy, nhất là vấn đề sử dụng chất cấm, kháng sinh trong chăn nuôi và thủy sản. Tiếp tục tuyên truyền, triển khai các chủ trương lớn để hướng dẫn người sản xuất và tiêu dùng làm đúng quy trình bảo đảm an toàn nông sản”, Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh.

VGP, 26/07/2015
Đăng ngày 27/07/2015
Đỗ Hương
Kinh tế

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 12:00 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:02 25/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Hiểu rõ lợi ích của Edta trong nuôi tôm

Khi thảo luận về việc hiểu rõ lợi ích của Edta trong nuôi tôm, không thể phủ nhận vai trò quan trọng mà chất này mang lại trong quá trình chăm sóc và duy trì môi trường sống cho tôm.

Ao tôm
• 01:09 02/05/2024

Tăng cường quản lý nuôi cá lồng bè trên các hồ chứa nước ngọt

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện tượng El Nino kéo dài từ năm 2023 đến hết tháng 4/2024 làm mực nước trên các sông, hồ giảm mạnh, ảnh hưởng đến hoạt động nuôi thuỷ sản lồng bè.

Nuôi lồng bè
• 01:09 02/05/2024

Hai loài cá sở hữu hàm răng giống con người

Trong tự nhiên không thiếu những động vật có răng, dưới đại dương cũng có rất nhiều loài cá sở hữu những chiếc răng để thuận tiện cho việc tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, hai loài cá dưới đây có bộ răng rất độc đáo: Một loài thì có hàm răng đều tăm tắp, còn răng của loài kia cứ như hút thuốc lâu ngày.

Cá răng người
• 01:09 02/05/2024

Chủ động bảo vệ thủy sản nuôi trong mùa nắng nóng

Nhiệt độ nước là một trong những thông số quan trọng trong quản lý chất lượng môi trường nuôi, là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của động vật thủy sản. Hiện nay, trên địa bàn các tỉnh miền Trung, thời tiết nắng nóng kéo dàu, nhiệt độ phổ biến 37 – 39 độ C, có nơi trên 40 độ C.

Ao tôm
• 01:09 02/05/2024

Thả giống thực hiện mô hình nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Thực hiện Chương trình Khuyến nông năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã triển khai mô hình Nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trên ao nuôi diện tích 1.000 m2 của ông Phạm Xuân Phương, thôn Đức Phổ 1, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, Bình Định

Thả tôm giống
• 01:09 02/05/2024